#Myvan#Luutrachhung#Thamthuyhang#Nguoidepbinhduong#Chântroitim#Saugiogioinghiem#Tưsaigondendienbienphu

Một trong những hãng phim lớn tại Sài Gòn kinh doanh thương mại ngành điện ảnh thành công và lâu dài nhất chính là hãng phim Mỹ Vân. Ông chủ của hãng phim Mỹ Vân tên là Lưu Trạch Hưng.
Lương Trạch Hưng là người sinh trưởng tại miền Bắc. Năm 1952 tại Hà Nội, ông Lưu Trạch Hưng thành lập hãng phim Việt Ảnh Mỹ Vân, đã sản xuất cuốn phim đầu tiên với tên là Cô Gái Việt với hai diễn viên nữ chính là Lan Hương, Thanh Hương (không phải đào cải lương Thanh Hương ở trong Nam). Như vậy coi như Lan Hương và Thanh Hương là 2 nữ tài tử điện ảnh đầu tiên của hãng Mỹ Vân.
Năm 1954, ông Lưu Trạch Hưng cùng vợ di cư vào Nam và vẫn hoạt động phim ảnh dưới bảng hiệu hãng phim Mỹ Vân danh tiếng lừng lẫy.
Mỹ Vân Điện ảnh, toạ lạc tại Số 6 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, Sài Gòn.
Buổi đầu, ông hợp tác với nghệ sĩ Năm Châu quay cuốn phim “Quan Âm Thị Kính”.
Năm 1956, Hãng Mỹ Vân sản xuất bộ phim ca nhạc Tình Quê Ý Nhạc với sự góp mặt của vợ chồng kịch sĩ Túy Hoa và Anh Lân…
Cũng trong hai năm 1956 – 1957, Hãng Mỹ Vân thực hiện cuộc thi Tuyển Lựa Diễn Viên Điện Ảnh để tìm kiếm nhiều tài năng mới cho nền nghệ thuật nước nhà. Những gương mặt nổi tiếng bước ra từ cuộc thi là Thẩm Thúy Hằng, Nguyễn Đình Dần, Kim Vui, La Thoại Tân, Trang Thiên Kim,…
Cuối năm 1957, hãng Mỹ Vân tung ra bộ phim Người đẹp Bình Dương được trình chiếu vào dịp Noel và năm mới 1958 với một chiếc lược quảng cáo rầm rộ. Cuốn phim đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả
Bên cạnh những bộ phim cổ trang, hương xa rất được khán giả bình dân yêu thích, Hãng Mỹ Vân cũng thực hiện các phim tâm lý xã hội. Đầu năm 1959, Hãng Mỹ Vân sản xuất bộ phim Chị Chồng Tôi – tức Người Thợ Vẽ.
Năm 1960, Hãng Mỹ Vân cùng NSND Ba Vân và đạo diễn Lê Mộng Hoàng dàn dựng bộ phim hương xa Nhật Bản – Đôi Mắt Huyền. Bộ phim dựa theo vở cải lương Thuyền Ra Cửa Biển rất nổi tiếng của bộ ba Thành Được – Út Bạch Lan – Thanh Nga. Lên phim, có sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ như: Kim Cương (vai Chiêu Trúc Lệ), Thẩm Thúy Hằng( Công chúa Mỹ Ly), La Thoại Tân( vai Diệp Băng Đình), NSND Ba Vân (vai Diệp Chấn Phong), Nam Hùng (vai Hoàng Hiệp Thái Lang), Thanh Thanh Hoa (Công chúa Chiêu Lan Đài), Xuân Phát (vai Kiến Phương), Kiều Nhung (vai Tiểu Thư Phương Dung), Quỳnh Hoa (vai Tuyết Hoa), Ảnh Ảnh Tuyết (vai Tuyết Lan), Minh Đạt (vai Đại Thần), Sáu Trọng (vai ông chèo đò)… Chuyện tình yêu éo le, tay ba, tay tư….rất lôi cuốn, bi kịch, ấn tượng.Bộ phim tốn kém chi phí rất nhiều, là một cố gắng cao của hãng phim Mỹ Vân thời bấy giờ.
Từ những thành công đó, hãng Mỹ Vân liên tục cho ra đời các bộ phim khác,…
Nuôi dưỡng tham vọng làm vua điện ảnh, ông Lưu Trạch Hưng cũng liên tục làm cho hãng Mỹ Vân trên đà phát triển rực rỡ.
Ngoài những bộ phim sản xuất độc lập, Hãng Mỹ Vân còn hợp tác với chính quyền Nam Việt Nam hoặc những hãng phim khác để sản xuất những bộ phim có kinh phí lớn, mang tầm quốc tế dưới bản hiệu là Liên Ảnh Công Ty , gọi tắt là Liên Phim.
Hãng Mỹ Vân còn xây cất phim trường Mỹ Vân trên xa lộ Biên Hòa. Cũng như khi xuất ngoại để tìm thị trường cho phim Mỹ Vân, ông giám đốc Lưu Quốc Hưng cũng đã hoạt động theo chiều hướng đưa tất cả phim Việt Nam giá trị ra nước ngoài, để điện ảnh Việt Nam có cơ hội góp mặt trên thị trường quốc tế, mặt khác cũng để thu hút ngoại tệ cho nước nhà.
Sau ngày 30/4/1975, ông bà vẫn ở lại Việt Nam. Tối ngày 5/5/1975, ông và vợ là bà Nguyễn Lưu Mỹ Vân đã lên tàu đánh cá ra khơi tại Hà Tiên đi sang Hồng Kông và sau đó định cư tại Hoa Kỳ.
Trụ sở chính của Hãng phim Mỹ Vân đã bị quốc hữu hóa thành Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu.
10 cuốn phim sản xuất tại Việt Nam đã may mắn mà ông bà chủ hãng phim Mỹ Vân vẫn còn giữ lại được đầy đủ các bản gốc khi sang Mỹ, đó là : Từ Saigon Đến Điện Biên Phủ, Chân Trời Tím, Sau Giờ Giới Nghiêm, Năm Vua Hề Về Làng, Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, Người Chồng Bất Đắc Dĩ, Quái Nữ Việt Quyền Đạo, Sợ Vợ Mới Anh Hùng, Việt Nam Trong Ly Loạn, Đứa Con Trong Lửa Đỏ.
Các bộ phim này bao gồm có các bản 35mm Negative, 35mm Positive và 16mm Positive đã được trường đại học điện ảnh UCLA (UCLA Film and Television Archive) nhận bảo trì và lưu trữ vĩnh viễn trong tòa nhà Packard Humanities Institute tại Santa Clarita, California.

Nguồn: https://daejeon-oecd2015.org/

Xem thêm bài viết khác: https://daejeon-oecd2015.org/category/phim-hanh-dong/